Quả mâm xôi là một loại cây thuộc họ dâu, có màu đỏ sẫm, vị ngọt, hơi chua, thường mọc trên núi ở vùng khí hậu lạnh. Mùa thu hoạch từ tháng bảy đến tháng tám hằng năm.
Trong vườn thuốc cổ truyền, có vị thuốc mang tên “mâm xôi” rất quý cho giới mày râu. Mâm xôi còn gọi là đùm đùm. Tên khoa học là rubus alceaefolius poir. (r.molúccanus L) thuộc họ hoa hồng (rosaceae). Gọi tên mâm xôi vì nó có quả kép trông như đĩa xôi, màu đỏ.
Đặc điểm của cây mâm xôi
Cây mọc hoang ở khắp vùng đồi núi rừng miền Bắc Việt Nam. Toàn cây mâm xôi đều có thể dùng làm thuốc. Lá có vị se, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ, tiêu viêm. Lá có flavonoid, tanin, fragarin, acid gallic và ellagic.
Quả mâm xôi chín màu đỏ tươi rất đẹp, mùi vị gần giống quả dâu tây nhưng không ngon bằng. Quả có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, giữ tinh khí, làm cường dương, mạnh sức.
Quả có vitamin C, pectin, fructoz, acid ellagic và acid hữu cơ khác. Quả mâm xôi phải bảo quản trong tủ lạnh vì nó chóng hư.
Quả mâm xôi phải bảo quản trong tủ lạnh vì nó chóng hư.
Cành lá già phơi khô, nấu nước uống thay chè làm dễ tiêu hóa. Quả chữa đau thận hư, tinh yếu, liệt dương, tiểu són, tiểu không tự chủ, hoạt tinh, di tinh.


